Đường sắt đô thị ở Thủ đô Hà Nội – Xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai

5/5 - (1 bình chọn)

Đường sắt đô thị (Urban Railway hoặc Metropolitan) là hệ thống đường sắt nội đô bao gồm cả:

  • Đường tàu điện ngầm,
  • Đường tàu điện đi trên mặt đất,
  • Đường tàu điện trên cao (cầu cạn).

Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được xem như xương sống của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải đối với bất kỳ thành phố phát triển nào trên thế giới; Hà Nội cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, nhu cầu xây dựng mạng lưới ĐSĐT đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết khi áp lực ùn tắc giao thông (UTGT) và ô nhiễm môi trường ngày càng đè nặng lên quỹ hạ tầng eo hẹp của Thủ đô. Đưa vào vận hành mạng ĐSĐT được kỳ vọng không chỉ thay đổi diện mạo đô thị của Hà Nội, giải quyết ùn tắc, tai nạn, mà lớn hơn, sẽ thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện công cộng và văn hóa giao thông của người dân trong tương lai.

ĐSĐT khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong sự phát triển của các đô thị là nhờ những đặc tính ưu việt như sau:

  • Giảm ùn tắc giao thông, vận tải khối lượng lớn.
  • Giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm không khí
  • Tốc độ di chuyển nhanh giúp tiết kiệm thời gian.
  • Thuận tiện và thông minh: khi hệ thống Metro kết nối với các phương tiện khác như xe buýt, xe đạp, xe máy.
  • Chất lượng dịch vụ tốt.

Vì vậy, theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016, thì mạng lưới đường sắt đô thị ở Hà Nội gồm 8 tuyến, tổng chiều dài 318 km. Trong 10 năm qua, hai tuyến đường sắt đang thi công gồm Tuyến số 2 (đoạn 2A, Cát Linh – Hà Đông) và Tuyến số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội). Dưới đây là bản đồ quy hoạch chi tiết các Tuyến Đường sắt đô thị ở Hà Nội.

Mạng lưới Metro Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mạng lưới Đường sắt đô thị chi tiết gồm 8 tuyến như sau:

Tuyến số 1: Ngọc Hồi – Yên Viên – Như Quỳnh; dài khoảng 38,7 km.

Tuyến số 2: Nội Bài – trung tâm thành phố – Thượng Đình; dài 35,2 km.

Tuyến số 3: Nhổn – ga Hà Nội – Hoàng Mai dài 21 km, sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến số 3 tới Sơn Tây; tổng chiều dài dự kiến 48 km.

Tuyến số 4: Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy/Hoàng Mai – Thanh Xuân – Bắc Từ Liêm – Thượng Cát – Mê Linh; dài 53,1 km, có dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, 2, 3 và 5.

Tuyến số 5: Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc; dài 39 km.

Tuyến số 6: Nội Bài – khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi, kết nối với tuyến số 4 tại Cổ Nhuế và tuyến số 7 tại Dương Nội; dài 43 km.

Tuyến số 7: Mê Linh – đô thị mới phía Tây Nhổn – Vân Canh – Dương Nội, kết nối với tuyến số 4 tại đoạn Đại Mạch và Tây Tựu, với tuyến số 6 tại đoạn Dương Nội; dài khoảng 35 km.

Tuyến số 8: Cổ Nhuế – vành Đai 3 – Lĩnh Nam – Bát Tràng – Dương Xá; dài khoảng 28 km.

Những hình ảnh phối cảnh và thực tế về Hệ thống đường sắt đô thị:

Phần đường trên cao Nhà ga trên cao
Mặt đường ray chạy tàu Đoạn đi ngầm
Tàu điện Máy khoan hầm ngầm TBM