Tuyển sinh chuyên ngành Xây dựng Cầu đường 2025

Đánh giá

⚜️ Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông – Chuyên ngành Xây dựng Cầu đường được thành lập và tuyển sinh từ năm 1956, là một trong ba ngành đầu tiên đào tạo về kỹ thuật xây dựng của Việt Nam.

⚜️ Với bề dày lịch sử gần 70 năm đào tạo, gần 60 năm hình thành và phát triển, Khoa Cầu đường đã có nhiều đóng góp quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước. Đến với Khoa Cầu Đường, các bạn sinh viên sẽ được sống trong một môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại cùng với sự quan tâm từ Ban chủ nhiệm khoa và các cán bộ giảng viên, theo đúng tinh thần của một địa chỉ đào tạo tin cậy.

 1. Thông tin tuyển sinh:

–       Mã trường:          XDA

–       Tên trường:        Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

–      Ngành:                 Kỹ thuật xây dựng công trình Giao thông.

–      Chuyên ngành:     Xây dựng cầu đường

–      Mã tuyển sinh:     7580205_01

2. Phương thức, mã phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển:

Stt Phương thức xét tuyển (PTXT) Mã PTXT Tên viết tắt của PTXT Tổ hợp xét tuyển
1 Xét tuyển sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 100 THPT A00, A01, C01, D01, D07, X06
2 Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) 200 HB A00, A01, C01, D01, D07, X06
3 Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT 301 TT TT
4 Xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi ĐGTD năm 2024 do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức 402 ĐGTD K00, SP1, SP2, SP3, SP4
5 Xét chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT) 415 CCQT
6 Thi đánh giá đầu vào trên máy tính năm 2025 (V-SAT) 417 V-SAT VS1, VS2, VS3, VS4

3. Mã tổ hợp và tổ hợp môn xét tuyển kết quả học tập cấp THPT (học bạ); kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT:

STT Mã tổ hợp Phương thức xét tuyển Tổ hợp môn xét tuyển
1 A00 100; 200 Toán, Vật lý, Hoá học
2 A01 100; 200 Toán, Vật lý, Tiếng Anh
3 C01 100; 200 Ngữ văn, Toán, Vật lý
4 D01 100; 200 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
5 D07 100; 200 Toán, Hóa học, Tiếng Anh
6 X06 100; 200 Toán, Vật lý, Tin học
7 K00 402 Tư duy Toán học, Tư duy đọc hiểu, Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề.
8 SP1 402 Toán, Vật lý, Hóa học
9 SP2 402 Toán, Vật lý, Tiếng Anh
10 SP3 402 Toán, Hóa học, Tiếng Anh
11 SP4 402 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
12 VS1 V-SAT Toán, Vật lý, Hóa học
13 VS2 V-SAT Toán, Vật lý, Tiếng Anh
14 VS3 V-SAT Toán, Hóa học, Tiếng Anh
15 VS4 V-SAT Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4. Chương trình đào tạo chuyên sâu, ứng dụng hiệu quả trong thực tế và mang tính hội nhập cao:

  • Chương trình đào tạo cung cấp cho người học các kiến thức trên diện rộng và sâu về khoa học tự nhiên và kỹ thuật; các kiến thức về cơ sở ngành; ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành kỹ thuật công trình giao thông; các kiến thức sâu về chuyên ngành Cầu đường.
  • Cung cấp cho người học các kỹ năng chuyên môn: kỹ năng điều tra, phân tích; kỹ năng nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế; kỹ năng thực hành cần thiết về thiết kế; kỹ năng về thí nghiệm kiểm tra và đánh giá chất lượng vật liệu và kết cấu…
  • Kỹ sư chuyên ngành Xây dựng cầu đường có phẩm chất cá nhân trách nhiệm với công việc, làm việc chuyên nghiệp hiệu quả, trách nhiệm với cộng đồng, có năng lực định hướng, dẫn dắt, chủ trì các công trình thiết kế và thi công….

5. Mô hình đào tạo và cấp bằng:

  • Người tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam với thời gian đào tạo từ 4,5 đến 5 năm.

6. Cơ hội học bổng:

–   Học bổng theo qui định nhà trường: Học bổng Đỗ Quốc Sam; Học bổng CSC trị giá 150 triệu; Học bổng HESSEN, Đức trị giá 216 Euro; Học bổng SILKROAD trị giá 20 triệu đồng/ 1 suất

–   Quỹ học bổng CDC dành cho sinh viên khoa Cầu đường tài năng trong các lĩnh vực học tập và Nghiên cứu khoa học sinh viên, Olympic, Sinh viên giỏi. Quỹ học bổng dành cho sinh viên vượt khó.

–   Quỹ hoạt động ngoại khóa tham dự giải thể thao cấp khoa, cấp trường được cấp theo tình hình thực tế hàng năm.

7. Cơ hội việc làm:

Sinh viên có việc làm đúng chuyên môn với các cơ hội việc làm sau:

  • Chuyên viên, cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Giao thông vận tải, Sở giao thông vận tải; các ban quản lý dự án về giao thông và xây dựng hạ tầng.
  • Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các cơ quan nhà nước quản lý hoạt động giao thông vận tải; các trung tâm quản lý điều hành giao thông; các phòng quản lý giao thông, phòng quản lý địa chính các quận, huyện.
  • Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các công ty dịch vụ quản lý vận hành khai thác đường cao tốc, Cục quản lý đường bộ; các công trình BOT giao thông (cầu, hầm, đường bộ, đường sắt).
  • Kỹ sư thiết kế, kỹ sư giám sát, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng; Logistic.
  • Kỹ sư thiết kế, kỹ sư giám sát, kỹ sư thi công, chỉ huy công trường, cán bộ quản lý thi công trong các lĩnh vực xây dựng quan trọng như: quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống giao thông vận tải; quy hoạch, thiết kế và xây dựng các công trình cầu, đường, hầm,…
  • Giảng viên, nghiên cứu viên công tác nghiên cứu, giảng dạy cho các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về lĩnh vực giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

—————————————————-

THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ :

  • KHOA CẦU ĐƯỜNG

Phòng 113 nhà A1 – Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội

Số 55 Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0981 564 716