Tuyển Sinh 2021 – Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Giao Thông: Chuyên Ngành Xây Dựng Cầu Đường

Đánh giá

GIỚI THIỆU NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG: CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG

Mã ngành: 7580205_01

1. Chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển, mã tuyển sinh

– Chỉ tiêu tuyển sinh: 200

– Tổ hợp môn xét tuyển kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021:

Tổ hợp 1: A00: Toán, Vật lý, Hóa học

Tổ hợp 2: A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

      Tổ hợp 3: D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

– Tổ hợp môn xét tuyển kỳ thi đánh giá tư duy năm 2021 do Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức: BK1 (Toán, Vật lý, Hoá học)

– Mã tuyển sinh: XDA11 (xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021)

                                XBK2 (xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy năm 2021 do Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức)

2. Giới thiệu ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng

2.1. Giới thiệu ngành

Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông – chuyên ngành Xây dựng Cầu đường được thành lập và tuyển sinh từ năm 1956, là một trong ba ngành đầu tiên đào tạo về kỹ thuật xây dựng của Việt Nam.

   Với bề dày lịch sử hơn 60 năm đào tạo, hơn 50 năm hình thành và phát triển, khoa Cầu đường đã có nhiều đóng góp quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước. Đến với Khoa Cầu Đường, các bạn sinh viên sẽ được sống trong một môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại cùng với sự quan tâm từ Ban chủ nhiệm khoa và các cán bộ giảng viên, theo đúng tinh thần của một địa chỉ đào tạo tin cậy.

2.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng

– Cử nhân (4 năm)

– Kỹ sư (tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm)

3. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp

– Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên và kỹ thuật, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn. (Kiến thức cơ sở)

– Được trang bị kiến thức liên quan tới chuyên ngành Xây dựng cầu đường;

– Có khả năng làm việc trong các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát hoặc các công ty xây dựng công trình giao thông trong và ngoài nước; làm công tác quản lý trong các sở, ban, ngành về giao thông hoặc có liên quan đến hạ tầng giao thông vận tải; đảm nhiệm các vị trí như chủ trì đồ án thiết kế, chủ nhiệm dự án; (có thể) giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề về giao thông (Kỹ năng làm việc thực tế).

– Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, quản lý nhóm và có thể đảm nhận các vị trí và chức vụ lãnh đạo trong nghề nghiệp chuyên môn cũng như trong các lĩnh vực liên quan (Kỹ năng giao tiếp/Khả năng lãnh đạo).

– Có hiểu biết tốt về kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội, đạo đức nghề nghiệp. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng (Nhận thức về chính trị/Xã hội/Đạo đức).

4. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

– Học bổng từ Quỹ khuyến học của Khoa Cầu Đường.

– Học bổng của trường Đại học Xây dựng.

– Học bổng CSC (120 triệu), Đèo Cả (50 triệu), Lotte, MAEDA, TEDI, …

– Cơ hội xin học bổng du học các nước tiên tiến từ chương trình hợp tác của Trường, của Khoa.

– Hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, lớp Cầu đường chất lượng cao (CDC).

5. Cơ hội việc làm

96% sinh viên có việc làm đúng chuyên môn sau khi tốt nghiệp (theo số liệu khảo sát đến tháng 5/2020), với các cơ hội việc làm sau:

– Chuyên viên, cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Giao thông vận tải, Sở giao thông vận tải; các ban quản lý dự án về giao thông và xây dựng hạ tầng.

– Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các cơ quan nhà nước quản lý hoạt động giao thông vận tải; các trung tâm quản lý điều hành giao thông; các phòng quản lý giao thông, phòng quản lý địa chính các quận, huyện.

– Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các công ty dịch vụ quản lý vận hành khai thác đường cao tốc, Cục quản lý đường bộ; các công trình BOT giao thông (cầu, hầm, đường bộ, đường sắt).

– Kỹ sư thiết kế, kỹ sư giám sát, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng; Logistic.

– Kỹ sư thiết kế, kỹ sư giám sát, kỹ sư thi công, chỉ huy công trường, cán bộ quản lý thi công trong các lĩnh vực xây dựng quan trọng như: quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống giao thông vận tải; quy hoạch, thiết kế và xây dựng các công trình cầu, đường, hầm,…

– Giảng viên, nghiên cứu viên công tác nghiên cứu, giảng dạy cho các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về lĩnh vực giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

6. Cơ hội học tập bậc sau đại học

– Được chuyển tiếp học cao học tại ĐHXD.

– Được chuyển tiếp học cao học hệ liên kết Quốc tế tại ĐHXD với Đại học quốc gia Đài Loan NTU; Đại học Saitama – Nhật Bản; Đại học quốc gia Singapore; Trường Cầu đường Paris.

7. THÔNG TIN LIÊN HỆ

KHOA CẦU ĐƯỜNG

Phòng 113 nhà A1 – Trường Đại học Xây dựng

Số 55 Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3869 3575

Email: cauduong@huce.edu.vn

Website: cauduong.huce.edu.vn