Những điều cần biết khi công bố công trình khoa học trên các tạp chí khoa học Quốc tế
- Trang chủ
- ›
- Tin tức
- › Tin tức nổi bật
- ›
- Những điều cần biết khi công bố công trình khoa học trên các tạp chí khoa học Quốc tế
Nhằm mục đích cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến việc tìm hiểu cũng như công bố công trình khoa học trên các tạp chí khoa học Quốc tế, Khoa Cầu Đường xin giới thiệu một số khái niệm và thuật ngữ thông dụng như sau:
CI (Citation Index) là hệ thống chỉ mục trích dẫn giữa các ấn phẩm cho phép người dùng biết tài liệu nào trích dẫn đến những tài liệu nào. WoS và Scopus là 2 hệ thống Citation Index phổ biến nhất. Chúng chỉ có thể được truy cập qua việc đăng ký (thường thông qua các thư viện). Google Scholar là 1 hệ thống Citation Index khác có thể cho phép truy cập miễn phí qua Internet. ISI là nơi đầu tiên giới thiệu hệ thống Citation Index dành cho các tạp chí khoa học hàn lâm, bao gồm SCI.
ISI (Institute for Scientific Information) là tên của hệ thống dịch vụ ấn bản hàn lâm, thuộc Tập đoàn Thomson Reuters của Mỹ. ISI cung cấp dịch vụ đánh giá đo lường các tạp chí khoa học và cung cấp kho dữ liệu cho tài liệu tham chiếu.
Impact Indicator là chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của một tạp chí khoa học
Impact Factor (IF) là một dạng Impact indicator, được tính dựa trên số trích dẫn trung bình hàng năm chia cho tổng số các bài báo đăng trên tạp chí đó. IF là một trong những chỉ số quan trọng dùng để tham khảo khi đánh giá chất lượng của một tạp chí
Web of Science (WoS) là một trang web cho phép truy cập vào hệ thống chỉ mục trích dẫn do ISI lập ra, cung cấp nền tảng tìm kiếm cho toàn bộ các trích dẫn khoa học.
Scopus là tên hệ thống Citation Index của riêng tạp chí Elsevier, một Nhà xuất bản tạp chí chuyên về khoa học kỹ thuật và y khoa của Hà Lan (http://www.elsevier.com/)
SCI, SCIE và ESCI:
SCI (Science Citation Index) là một hệ thống danh mục trích khoa học dẫn tạp chí do ISI lập. Hiện tại SCI thuộc quyền sở hữu của Clarivate Analytics.
SCIE (E=Expanded) là phiên bản lớn hơn của SCI. SCI có sẵn trên định dạng CD/DVD còn SCIE thì không.
ESCI (E=Emerging) là cơ sở dữ liệu mới nhất của WoS (bắt đầu ra đời năm 2015). Các tạp chí trong ESCI sẽ không có IF. Tuy nhiên, các tạp chí trong hệ thống này sẽ được đánh giá hàng năm và được phân nhóm trong danh mục của SCIE. Mục đích là để những bài báo mới được hiển thị trên WoS ngay cả khi chúng chưa được biết đến rộng rãi trên thế giới.
SCI, SCIE và ESCI đều có thể được truy cập online thông qua cơ sở dữ liệu của WoS.
JCR và SJR:
JCR và SJR là 2 công cụ phổ biến giúp người dùng đánh giá chỉ số tác động của một tạp chí (Impact Indicator).
SJR (SCImago Journal Rank) là miễn phí dựa trên kho dữ liệu của Scopus (có tính phí).
JCR (Journal Citation Reports) là tính phí và dựa trên nền dữ liệu của WoS.
Trong khi IF tính bằng JCR là bất biến thì ngược lại, các chỉ số tác động tính bởi SJR là thay đổi theo thời gian. SJR được cho là đánh giá chính xác hơn JCR.
Q1, Q2, Q3, Q4 (Quartiles):
Tùy theo mức độ ảnh hưởng (Impact Indicator), tạp chí trong mỗi lĩnh vực hẹp được phân loại xếp hạng thành 4 nhóm Q1, Q2, Q3, Q4 tương ứng với nhóm 25% cao nhất, nhóm 25-50%, và tương tự… (Các thông tin này thường được tra cứu qua các công cụ đánh giá chỉ sổ tác động của tạp chí như SJR, JCR, Scopus)
Một số hướng dẫn cách tra thông tin tạp chí:
Hướng dẫn cách tra tạp chí hệ Scopus:
Vào link: https://www.scopus.com/sources
Chọn miền thông tin (tên, nhà xuất bản, ISSN của tạp chí), điền thông tin và tìm kiếm.
Chọn tạp chí mình muốn trong trang kết quả hiển thị,
Hướng dẫn cách tra SJR:
Vào link: https://www.scimagojr.com/journalsearch.php
Nhập tên, nhà xuất bản, ISSN của tạp chí và tìm kiếm.
Chọn tạp chí mình muốn trong trang kết quả hiển thị.
Hướng dẫn cách tra JCR:
Vào link https://mjl.clarivate.com/home
Nhập tên, nhà xuất bản, ISSN của tạp chí và tìm kiếm.
Chọn tạp chí mình muốn trong trang kết quả hiển thị.